Đang truy cập :
87
•Máy chủ tìm kiếm : 4
•Khách viếng thăm : 83
Hôm nay :
20407
Tháng hiện tại
: 126234
Tổng lượt truy cập : 10769300
Công tác thanh tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân nhằm phát hiện bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc phục, phòng ngừa; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; phát huy nhân tố tích cực, biểu dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Thực tiễn cho thấy, trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, Viện kiểm sát nhân dân đã khẳng định được vai trò không thể thay thế được trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Vì vậy, cần tiếp tục đề cao vai trò, xác định đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực và trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điểm i Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi. bổ sung 2017 (sau đây viết tắt là BLHS năm 2015) quy định “(i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.
Hiện nay, quy định về hoạt động tư pháp chưa rõ ràng nên việc thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân chưa toàn diện. Bài viết phân tích những bất cập về nội hàm các khái niệm quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp; từ đó, đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
Quyền yêu cầu là một trong những quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân. Thực hiện quyền này thể hiện sự chủ động của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành, tạo cơ sở để thực hiện các quyền tiếp theo như quyền kiến nghị, quyền kháng nghị… Thông qua kết quả công tác, tác giả phân tích và rút ra một số kinh nghiệm của đơn vị để thực hiện hiệu quả quyền yêu cầu.
Trong thực tiễn xét xử, có trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, công nhận sự thỏa thuận của các bên, nhưng vẫn bị kháng nghị giám đốc thẩm hủy án. Điều đáng nói ở đây không phải Tòa án vi phạm quy định của pháp luật tố tụng về hòa giải khi giải quyết trong cùng vụ án mà vi phạm sự công bằng đối với chủ thể của vụ án khác. Tác giả đưa ra vụ án cụ thể để làm rõ vấn đề.
Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự là công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật. Đây được xem là khâu công tác khó từ việc đánh giá chứng cứ đến áp dụng pháp luật. Những năm qua, lãnh đạo và công chức toàn ngành đã có nhiều cách làm hay, những kinh nghiệm quý để thực hiện hiệu quả khâu công tác này.
Trong hoạt động thu thập chứng cứ và chứng minh thì giám định và định giá có vai trò rất quan trọng, bởi đa số các vụ việc dân sự, mục đích chính các đương sự hướng tới là lợi ích vật chất, nên việc định giá tài sản đúng, phù hợp là chìa khóa để giải quyết tranh chấp và là căn cứ để tính án phí. Tuy nhiên, quy định pháp luật về hoạt động này còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Việc triển khai mô hình Tổ khoa học là biện pháp hiệu quả, thiết thực trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự; đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Tiền Giang. Thông qua hoạt động của Tổ, các thành viên thường xuyên có cơ hội rèn luyện kỹ năng trình bày, tranh luận, nghiên cứu tổng hợp để phát triển tư duy phản biện, bản lĩnh của Kiểm sát viên.
Trước yêu cầu mới của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đổi mới về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động để trở thành công cụ sắc bén thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá trong đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp, bảo vệ công lý, bảo đảm sự minh bạch, liêm chính của hoạt động tư pháp, sự trong sạch của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Viện kiểm sát nhân dân địa phương làm tăng hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trong hoạt động tư pháp. Do đó, để nâng cao hiệu quả phối hợp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức cán bộ, củng cố mạng lưới cơ sở nắm bắt thông tin, tổng kết thực tiễn, đảm bảo về cơ sở vật chất và chú trọng công tác đào tạo, tập huấn...
Phạm nhân dưới 18 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương, nên cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của gia đình và xã hội. Vì vậy, chính sách hình sự và chính sách thi hành án hình sự đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để hoàn lương. Từ những bất cập trong quy định pháp luật về thi hành hình phạt tù đối phạm nhân là người dưới 18 tuổi, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm tính nhân văn, tiến bộ.
Để hoàn thiện quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng và đương sự, các tác giả kiến nghị không tính lại thời hạn chuẩn bị xét xử trong trường hợp đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng, bổ sung điều khoản về đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập tại điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Biên bản điều tra là văn bản tố tụng được lập theo Điều 133, Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS). Đây là loại văn bản ghi nhận, mô tả lại quá trình tiến hành và kết quả các hoạt động điều tra nhất định đã tiến hành như khám nghiệm hiện trường, hỏi cung bị can, thực nghiệm điều tra... Biên bản điều tra là một trong những nguồn chứng cứ, những tình tiết được ghi trong biên bản điều tra được tiến hành theo quy định của BLTTHS 2015 có thể được coi là chứng cứ.
Thực tiễn có trường hợp phải hoãn phiên tòa (không dựa vào căn cứ của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) vì lý do dịch bệnh; bị cáo có đơn yêu cầu hoãn phiên tòa trước ngày mở phiên tòa có lý do chính đáng nhưng Thẩm phán, Chủ tọa phiên tòa không được ra quyết định hoãn phiên tòa… Đó là những bất cập trong quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cần được sửa đổi, bổ sung.
Trên thực tế, số vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn không nhiều, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có quy định về điều kiện áp dụng vẫn còn tùy nghi; chưa quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng khi không áp dụng thủ tục rút gọn… Những vấn đề này cần được hướng dẫn kịp thời.
Qua một số ví dụ cụ thể về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đã bị kháng nghị giám đốc thẩm, tác giả rút ra một số lưu ý cho Kiểm sát viên: Nắm chắc quy định tại các điều 51, 54 Bộ luật Hình sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; xác định đúng tính chất, mức độ vi phạm để đề xuất kháng nghị hoặc kiến nghị phù hợp…
Dưới góc độ tội phạm học, tác giả phân tích những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm, đặc điểm nhân thân người phạm tội trong mối quan hệ với nguyên nhân của tội phạm, từ đó góp thêm góc nhìn nghiên cứu đa chiều về nhân thân người phạm tội và kiến nghị biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội facebook đang diễn ra hết sức phức tạp về cách thức cũng như hành vi… Vấn đề định tội đối với hành vi này của các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tiễn chưa có sự thống nhất. Từ việc phân tích, bình luận vụ án cụ thể, tác giả đưa ra quan điểm cá nhân để bạn đọc cùng trao đổi.
Công tác kiến nghị khắc phục vi phạm trong xét xử vụ án hình sự là một trong những hoạt động thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân. Để nâng cao chất lượng công tác này, đòi hỏi Kiểm sát viên cần quán triệt, nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng; nắm vững các dạng vi phạm của Tòa án; đảm bảo chặt chẽ nội dung và hình thức của bản kiến nghị.